[Review] Các nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Hiểu đơn giản, sốt xuất huyết là căn bệnh lây truyền bởi muỗi vằn khá nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và tại các nơi có vệ sinh môi trường kém, tồn tại nhiều ao tù nước đọng. Bởi đây là nơi thuận lợi cho muỗi sinh sản, đi hút máu người cũng như lây nhiễm virus Dengue. 

Nếu như trước đây bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ nhỏ thì hiện nay đã có khá nhiều người lớn mắc phải căn bệnh này với tỷ lệ tử vong cao. Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị và chúng ta chỉ giúp cho các trường hợp mắc nặng hạ sốt, chống sốc tích cực cũng như truyền dịch. Bên cạnh đó, các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.

Một trong những biểu hiện bệnh dễ nhận biết nhất đó là sốt cao 40,5 độ kèm triệu chứng ói mửa, nhức đầu, phát bạn.

Review chi tiết về các nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị sốt xuất hiện
Review chi tiết về các nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị sốt xuất hiện

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính với nguyên nhân lây lan do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người bình thường. Các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này có thể đau nhức nghiêm trọng ở vùng cơ và khớp.

Tình trạng bệnh nhẹ có thể gây sốt cao, phát ban, đau nhức cơ khớp nhưng chuyển sang dạng nặng sẽ gây chảy máu nặng và làm giảm đột ngột huyết áp dẫn tới tử vong. 

2. Nguyên nhân gây bệnh

Thực tế, sốt xuất huyết do loại virus lây lan qua con đường muỗi chích. Theo đó, có 4 loại virus bệnh được gọi lần lượt là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Tên loài muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti với khả năng đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh. Loài muỗi này thường hoạt động ban ngày, chỉ có muỗi cái mới chích người và lây truyền bệnh.

Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh trong cơ thể muỗi của virus sốt xuất huyết là từ 8 – 11 ngày, sau khi bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu 2-7 ngày. Nếu như trong khoảng thời gian này bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus sẽ truyền sang muỗi.

Bệnh do muỗi mang virus chích vào cơ thể gây ra
Bệnh do muỗi mang virus chích vào cơ thể gây ra

3. Các biểu hiện của sốt xuất huyết

Mặc dù là căn bệnh phổ biến nhưng không nhiều người nắm rõ sốt xuất huyết triệu chứng như thế nào. Theo nghiên cứu, có 3 loại biểu hiện của sốt xuất huyết bao gồm:

  • Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ): đối tượng là người lần đầu tiên mắc bệnh này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh với các triệu chứng điển hình và không để lại biến chứng. Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi kèm với các biểu hiện: nhức đầu, đau phía sau mắt, phát ban, buồn nôn ói mửa, đau cơ và khớp
  • Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu: gồm tất cả các sốt xuất huyết biểu hiện nhẹ kèm tổn thương mạch máu, mạch bạch huyết, chảy máu ở nướu, dưới da, chảy máu cam, xuất hiện các vết bầm tím. Thể bệnh này có thể gây tử vong
  • Triệu chứng sốt xuất huyết dengue: đây là dạng nặng nhất của bệnh với tất cả các biểu hiện bệnh sốt xuất huyết nhẹ cùng với chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu và chảy máu ồ ạt trong lẫn ngoài cơ thể, sốc huyết áp thấp.
Một trong các triệu chứng điển hình của bệnh
Một trong các triệu chứng điển hình của bệnh

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào nhận thấy dấu hiệu bất thường đi kèm với các triệu chứng nêu trên bạn cần đi khám để có được kết quả và phương pháp điều trị sớm nhất. Cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau, chính vì vậy hãy tạo cho mình thói quen hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được phương án phù hợp và tốt nhất cho bản thân, đặc biệt là đối với sốt xuất huyết ở trẻ em.

5. Bệnh sốt xuất huyết có thường gặp không?

Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở người, mỗi năm có hơn hàng triệu ca nhiễm bệnh trên toàn cầu và có thể xảy đến với mọi lứa tuổi. Thời điểm trong và sau mùa mưa ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết phát triển.

6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Một số yếu tố có thể dẫn tới việc tăng khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết thể nặng:

  • Trẻ dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ và người da trắng
  • Sinh sống, đi du lịch tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt cũng là lý do làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh, nhất là các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao như Đông Nam Á, châu Mỹ Latinh, đảo tây Thái Bình Dương và vùng Caribê.
  • Đã từng mắc sốt xuất huyết trước đó, khi nhiễm lại sẽ có triệu chứng nặng hơn, nguy hiểm hơn.

7. Các phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết

Với hy vọng phần nào giúp bạn nắm rõ hơn về các giải pháp điều trị khi mắc bệnh tuy nhiên những thông tin cung cấp không thể thay cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, do đó hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

7.1. Biện pháp y tế dùng để chẩn đoán sốt xuất huyết

Chuẩn đoán ai đó có mắc sốt xuất huyết hay là công việc không dễ dàng vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt rét, sốt thương hàn hoặc bệnh do leptospira.

Một số xét nghiệm có thể phát hiện mức độ mắc bệnh sốt xuất huyết gồm:

  • Khí máu
  • Điện giải đồ
  • Men gan
  • Chức năng đông máu
  • X-quang phổi phát hiện biến chứng tràn dịch phổi do sốt xuất huyết gây ra
Xét nghiệm men gan là một trong các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm men gan là một trong các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh

7.2. Biện pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết

Cho đến nay ngành y học vẫn chưa thực sự có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và hầu như bệnh sẽ tự khỏi trong 2 tuần. Một trong các tiêu chí quan trọng khi điều trị đó là bác sĩ sẽ làm cách nào để tránh biến chứng nặng xảy đến với bạn. 

Hầu hết, các bác sĩ khuyến khích bạn nghỉ ngơi tại giường, uống thật nhiều nước. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê một số thuốc giảm sốt cho bạn như paracetamol – thuốc này có thể làm giảm các cơn đau cơ khớp.

Đối với các trường hợp mắc bệnh nặng hơn có thể gây sốc, chảy máu, lúc này bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện cấp cứu để bảo vệ sức khỏe và tính mạng bản thân.

8. Một số thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh

Với các bệnh ở thể nhẹ, có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà nhưng hãy nhớ uống nước đầy đủ, uống thuốc hạ suốt cũng như giảm đau theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn và phòng bệnh hiệu quả, khi tới các nước có dịch bệnh này cần phải có sự chuẩn bị. Một số mẹo dưới đây chắc chắn sẽ phần nào giúp ích cho bạn khi phải xuất ngoại:

  • Mặc quần áo kín khi đi vào khu vực muỗi mang mầm bệnh, bạn nên mắc một chiếc áo dài tay, quần dài và đi vớ, giày kín
  • Tối đa ở trong phòng máy lạnh hay phòng được quét dọn sạch sẽ nhằm tránh muỗi vào.
  • Bạn có thể sử dụng kem chống muỗi ở vùng da không được quần áo che chắn như mặt, cánh tay, chân và vùng cổ
  • Hạn chế đi ngoài trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn, buổi tối vì đó là khoảng thời gian xuất hiện nhiều muỗi bên ngoài
Sử dụng kem chống muỗi để đề phòng bệnh sốt xuất huyết
Sử dụng kem chống muỗi để đề phòng bệnh sốt xuất huyết

Nơi trú ngụ và hoạt động của các loại muỗi chính là xung quanh nhà, tại các khu vực vũng nước đọng như lu, chum, thùng, vại hay gần bể cá. Chính vì vậy, hãy đảm bảo bạn làm sạch hồ cá thường xuyên, quét dọn sạch sẽ các vũng nước đọng để loại bỏ tối đa điều kiện mà muỗi có thể sinh nở. 

Bên cạnh đó, hãy giữ thói quen hạn chế vứt bỏ các vật dụng tích trực nước mưa như chén bát, thau chậu, cốc, bình, … Chúng ta có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng muỗi. Nếu trong trường hợp có dịch thì bạn hãy nhờ chính quyền địa phương tới phun thuốc diệt muỗi phạm vi rộng để đảm bảo có được môi trường sống an toàn nhất.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh này, do đó hãy cố gắng có ý thức trong việc phòng ngừa bệnh. Không có muỗi sẽ không có sốt xuất huyết, do đó hãy dọn dẹp vệ sinh nơi mình sinh sống, làm việc để yên tâm nghỉ ngơi và hoạt động mỗi ngày nhé.

9. Một số câu hỏi liên quan đến sốt xuất huyết

9.1. Mắc sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

Các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết bên cạnh việc chăm sóc y tế thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt. Để tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, bệnh nhân cần kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các món chiên xào, gia vị chua cay bởi nó sẽ khiến bạn khó tiêu và đầy bụng.

Nên kiêng ăn các món chiên xào, chua cay khi mắc bệnh
Nên kiêng ăn các món chiên xào, chua cay khi mắc bệnh

Đồng thời, bệnh nhân mắc bệnh không nên ăn cơm hay các loại thức ăn cứng vì nó đòi hỏi phải nhai khá nhiều và khó nuốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ thăm khám cho mình để có được lời khuyên tốt nhất về việc sốt xuất huyết kiêng gì.

9.2. Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Nhiều người thắc mắc không biết sốt xuất huyết ăn gì. Đối với những bệnh nhân sốt xuất huyết thì nên chú trọng ăn các món loãng, mềm và dễ nuốt bởi thể trạng bệnh nhân lúc này khá kém, khó ăn dẫn tới chán ăn. Những món được ưu tiên hàng đầu bao gồm cháo, súp, đủ dinh dưỡng và dễ ăn, hấp thụ tốt. Ngoài ra chúng ta cũng có thể bổ sung cho bệnh nhân sữa để tăng cường sức đề kháng và dinh dưỡng. 

Bệnh nhân cần được đảm bảo về khẩu phần ăn, có thể bổ sung các thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu kẽm như thịt nạc, bò, gà, …

9.3. Khi mắc sốt xuất huyết có được tắm không?

Nhiều người bệnh lo lắng không biết bị sốt xuất huyết có tắm được không? Thực tế, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường và chỉ cần lưu ý không tắm và ngâm người trong nước quá lâu, tắm với nước có độ ấm vừa phải. 

Chú ý không được phép tắm với nước lạnh, nếu gội đầu cần sấy khô và tránh để tóc ẩm lâu làm cho cơ thể bị lạnh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản bạn cần nắm rõ về căn bệnh sốt xuất huyết cũng như những điều cần lưu ý về căn bệnh này. Đây là căn bệnh nguy hiểm và bất cứ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh. Mỗi lần dịch bùng phát sẽ có nhiều người tử vong và nhiều quốc gia hao tốn chi phí y tế. Khi bạn có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ nhiễm bệnh hãy đến khám tại các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị sớm nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here